1. Chuẩn bị trước khóa học kế toán sản xuất

1.1. Cài đặt phần mềm

  • Kiểm tra cấu hình và hệ điều hành máy tính, sửa chữa một số lỗi. Và tối ưu lại hệ thống máy tính của học viên
  • Hướng dẫn cài đặt và sử dụng cơ bản các phần mềm kế toán liên quan đến khóa học
  • Hướng dẫn một số thủ thuật về Internet và máy tính để thuận tiện cho quá trình học và làm việc sau này

1.2. Hướng dẫn vào giáo trình trực tuyến

  • Hướng dẫn vào lớp học và làm việc trực tiếp với giáo viên
  • Hướng dẫn cách sử dụng giáo trình trực tuyến

2. Xử lý số dư đầu kỳ kế toán sản xuất

Đối với các công ty sản xuất thành lập từ các năm về trước. Thì không thể thiếu bước kế toán xử lý kiểm tra số dư đầu kỳ. Bởi vì số dư đầu kỳ là cơ sở để các bạn thực hiện, tính toán các bước trong kỳ. Hoàn thành được báo cáo tài chính. Với công ty sản xuất các bước cần xử lý như sau:

2.1. Tạo mã các dữ liệu cần theo dõi

  • Tạo mã và quản lý các danh mục phòng ban
  • Tạo và quản lý danh sách khách hàng, nhà cung cấp
  • Tạo và quản lý các mã nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm
  • Khai báo mã CCDC, TSCĐ  liên quan đến bộ phận sản xuất và bộ phận văn phòng
  • Khai báo mã thành phẩm, đối tượng tập hợp chi phí

2.2. Nhập số dư các tài khoản

  • Theo dõi đối chiếu công nợ phải thu của khách hàng
  • Theo dõi đối chiếu công nợ phải trả nhà cung cấp.
  • Theo dõi đối chiếu bảng tổng hợp báo cáo tồn kho nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm.
  • Theo dõi, cập nhập các CCDC
  • Theo dõi, cập nhập Các TSCĐ đầu kỳ
  • Cập nhật giá trị chi phí dở dang đầu kỳ cho các thành phẩm.
  • Cập nhật toàn bộ các tài khoản trên cân đối TK cuối năm trước chuyển sang năm nay.

3. Xử lý các vấn đề phát sinh trong kỳ kế toán sản xuất

3.1. Kế toán mua nguyên vật liêu

  • Hạch toán các nội dung hóa đơn mua NVL đầu vào trong các trường hợp cụ thể ( mua NVL chưa thanh toán, thanh toán ngay, có kèm bảng kê chi tiết…)
  • Hạch toán các hóa đơn mua chi phí trực tiếp liên quan đến việc tạo ra giá thành của các thành phẩm nhập kho
  • Hạch toán mua và ghi tăng CCDC liên quan đến các bộ phận: sản xuất trực tiếp, quản lý DN.
  • Hạch toán và ghi tăng TSCĐ liên quan đến các bộ phận: Sản xuất trực tiếp, quản lý DN.

3.2. Kế toán kho

  • Hướng dẫn lập định mức nguyên vật liệu cho các sản phẩm cần sản xuất ra.
  • Hướng dẫn cách lập lệnh sản xuất theo định mức đã lập cho các sản phẩm
  • Hướng dẫn cách lập phiếu xuất kho NVL theo định mức đã lập
  • Hướng dẫn lập  phiếu nhập kho theo lệnh sản xuất đã lập
  • Theo dõi kho thành phẩm nhập – xuất – tồn
  • Theo dõi kho NVL nhập – xuất – tồn, hướng dẫn kiểm tra tính hợp lý của kho này để tránh tình trạng âm kho NVL mà không xử lý kịp.

3.3. Kế toán bán hàng

  • Hạch toán hóa đơn bán các thành phẩm ghi nhận doanh thu
  • Theo dõi công nợ của khách hàng
  • Hạch toán, thanh lý tài sản cố định, ghi nhận hóa đơn bán thanh lý TSCĐ

3.4. Kế toán tiền lương

  • Hướng dẫn cách lập bảng tiền lương, tiền lương làm thêm giờ trong công ty sản xuất.
  • Cách hạch toán chi phí tiền lương trong bộ phận trực tiếp để phân bổ tính vào giá thành sản phẩm.
  • Xây dựng bộ hồ sơ lương đối với công ty sản xuất
  • Cách ghi hợp đồng lao động đối với các nhân công dài hạn có và không có tham gia BHXH, Các nhân công ngắn hạn không tham gia BHXH.
  • Cách hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến BHXH

3.5. Kế toán giá thành thành phẩm

  • Hướng dẫn phân bổ chi phí sản xuất chung theo các tiêu thức phân bổ như: NVL, nhân công, hay theo định mức, phân bổ 100% chi phí chung vào toàn bộ giá thành của tất cả các thành phẩm. Hay phân bổ một phần chi phí vào một số Sản phẩm được chọn lọc.
  • Hướng dẫn tính giá thành sản phẩm hoàn thành, theo dõi chi phí dở dang của các sản phầm chưa hoàn thành.
  • Hướng dẫn quy trình tính giá thành tại công ty sản xuất theo TT200, TT133.

4. Xử lý cân đối các nội dung cần thiết trước khi lập BCTC kế toán sản xuất

Việc cân đối đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ để từ đó có được số dư cuối kỳ. Đó là công việc mà kế toán thuế tổng hợp nào cũng cần phải biết. Đối với công ty sản xuất lại càng khó hơn. Vì nó đòi hỏi tay nghề của bạn phải vững hơn.

Vậy với khóa học này lamketoan.vn hướng dẫn bạn các bước như sau.

4.1. Cân đối các chỉ tiêu

  • Cân đối khấu trừ thuế GTGT hàng quý. Kiểm tra các chỉ tiêu thuế GTGT đầu ra bán ra, thuế GTGT đầu vào mua vào.
  • Cách cân đối các chỉ tiêu liên quan công cụ dụng cụ. Kiểm tra tính hợp lý và giải thích đúng sai và cách sửa chữa.
  • Cách cân đối các chỉ tiêu liên quan đến khấu hao TSCĐ, kiểm tra đúng hay sai và giải thích cũng như hướng xử lý.
  • Cân đối hàng tồn kho NVl, hàng hóa, thành phẩm. Kiểm tra tính hợp lệ của từng kho.
  • Cách cân đối chỉ tiêu chi phí kinh doanh dở dang cuối kỳ và so sánh với báo cáo các thành phẩm và chi phí dở dang chi tiết
  • Cân đối doanh thu – so sánh với giá vốn của từng thành phẩm

4.2. Xem và kiểm tra báo cáo

  • Xem và kiểm tra báo cáo giá thành tổng hợp
  • Xem và kiểm tra báo cáo giá thành chi tiết
  • Xem và kiểm tra sổ Chi phí sản xuất kinh doanh
  • Xem và kiểm tra thẻ tính giá thành các sản phẩm
  • Xem và kiểm tra báo cáo lãi lỗ của từng sản phẩm hoàn thành.

5. Công việc cuối năm kế toán sản xuất

5.1. Lập báo cáo tài chính: 

  • Hướng dẫn kỹ bản chất của các chỉ tiêu từ bảng cân đối tài khoản nhặt lên các báo cáo khác gồm

+ Cân đối kế toán

+ Báo cáo kết quả kinh doanh

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+ Thuyết minh báo cáo tài chính theo TT 200 và theo QĐ 48/2006.

  • Hướng dẫn lập Quyết toán thuế TNDN cuối năm
  • Hướng dẫn lập QT thuế TNCN cuối năm

5.2. In sổ sách kế toán:

  • Sổ sách là kết quả cuối cùng sau khi công ty nộp BCTC lên thuế.

Sổ sách kế toán cần lưu giữ kỹ cùng với hóa đơn, hồ sơ doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải kế toán nào cũng hiểu rõ các loại sổ gì cần in ra:

Vậy sổ sách kế toán bao gồm:

+ Sổ cái các tài khoản

+ Sổ chi tiết các tài khoản

+ Các báo cáo chi tiết

Toàn bộ cụ thể việc in ấn sổ sách hồ sơ chứng từ sẽ được giáo viên hướng dẫn kỹ .

  • Chia sẻ cách sắp xếp hồ sơ đối với công ty sản xuất sao cho khoa học nhất
  • Kinh nghiệm quyết toán thuế với cơ quan thuế khi có đoàn thanh tra, kiểm tra.
0971.268.498